DO NOT MISS

Duy trì quan trắc chất lượng nước ven bờ biển ở Quảng Bình

Sau sự cố môi trường biển, Trung tâm Quan trắc TN-MT tỉnh Quảng Bình đều tiến hành quan trắc chất lượng nước ven bờ mỗi tuần 2 lần.


Việc quan trắc này nhằm phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng nước ven bờ tại 5 điểm gồm các bãi biển Quảng Phú, huyện Quảng Trạch; Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới; Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn; bãi biển Đá Nhảy, huyện Bố Trạch và Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.

Hoạt động quan trắc và lấy mẫu tại hiện trường
Kết quả quan trắc thời gian gần đây cho thấy 18 chỉ tiêu phân tích trong các mẫu nước đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển phục vụ các mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ mơi trường biển và các mục đích khác.
Ông Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Bình cho biết: “Sở tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Quan trắc thuộc Sở tiến hành quan trắc mỗi tuần 2 lần. Có kết quả để đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết. Qua đánh giá theo dõi, chúng tôi thấy nước biển ven bờ từ đó đến nay đều năm trong quy chuẩn cho phép để người dân có thể an tâm tham gia các sinh hoạt, tắm biển hoặc nuôi trồng thủy sản”./.

Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu

Những bức ảnh phần nào nói lên sự ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu tới cuộc sống trên Trái đất.
Chúng ta đều biết rằng, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp. Các nhà khoa học cho biết, chính con người là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu, gây ra hiệu ứng nhà kính.
Biểu hiện rõ nhất về sự nóng lên của Trái đất là băng tan chảy nhiều hơn, nước biển dâng cao, một loạt các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài… dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc…
Những bức ảnh dưới đây sẽ phần nào khiến người xem nhận thấy sự biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động trực tiếp - gián tiếp đến các khu vực trên toàn thế giới.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Đây là hình ảnh Vườn quốc gia Rocky Mountain trước đây - những cây thông mạnh mẽ, vươn cao, trải dài hàng chục triệu m2 ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và phía Tây Canada.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Còn đây là hình ảnh Vườn quốc gia Rocky Mountain ngày nay - một bên sườn đồi thông đã chết do bị sâu bọ xâm hại, cây cối cũng trở nên xác xơ hơn. Theo các nhà khoa học, chính vì nền nhiệt ấm lên đã khiến cho côn trùng phát triển mạnh, chúng tấn công và ra sức tàn phá rừng thông nơi đây.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Rạn san hô Great Barrier tuyệt đẹp trải dài 2.600km ngoài khơi bờ biển của Australia trước đây được coi là một trong những vùng sinh quyển đa dạng nhất thế giới. Nó được tạo thành từ khoảng 3.000 rạn san hô, hàng tỷ sinh vật sống nhỏ và 900 hòn đảo.
Tuy nhiên, Di sản Thiên nhiên thế giới này đang bị suy thoái nghiêm trọng bởi sự nóng lên của Trái đất. Môi trường axit hóa đại dương và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất với các rạn san hô nơi đây.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Hình ảnh trên cho thấy rạn san hô Great Barrier đang ngày bị mai một dần. Một nửa số san hô ở Great Barrier đã biến mất trong 3 thập kỷ qua. Sự axit hóa đại dương cũng khiến cho san hô bị tẩy trắng hàng loạt. Khi san hô chuyển màu trắng, chúng trở nên nhạy cảm và dễ chết hơn. Điều này khiến cho môi trường sinh thái dưới đại dương bị ảnh hưởng trầm trọng.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Hình ảnh trên là một khúc của dòng sông Danube - dòng sông dài thứ hai châu Âu, bắt nguồn từ Đức chảy theo hướng Đông đến Biển Đen ở Romani. Đây là một trong những cửa ngõ quan trọng trong việc giao thương, công nghiệp tàu biển...
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Nhưng ít ai biết rằng, dưới sự biến đổi khí hậu, một đợt hạn hán kéo dài xảy ra vào năm 2011 - 2012 đã khiến mực nước sông Danube xuống thấp kỷ lục. Điều này khiến cho tàu thuyền ở đây bị mắc cạn và khu vực đường thủy vốn đông đúc trở nên tê liệt.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Hình ảnh trên ghi lại Matterhorn - một trong những đỉnh núi cao nhất châu Âu, thuộc dãy núi Alps nằm trên biên giới Ý và Thụy Sĩ. Bức ảnh chụp lại hình ảnh một khối băng tuyết lớn vào ngày 16/8/1960.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Nhưng bức ảnh chụp ngày 18/8/2005 này cho thấy, "nóc nhà của Thụy Sĩ" đang bị xói mòn. Hệ quả này là do những khối băng lớn ngày một tan chảy nhiều hơn.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Đây là một bức ảnh chụp sông băng Muir Glacier ở Alaska vào cuối thế kỷ XIX. Bạn hẳn nhận thấy, có nhiều tảng băng ở phía trước - một số tảng rộng đến gần 2,1m.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Nhưng ít ai ngờ, sông băng Muir Glacier ngày nay đã trở nên như thế này. Bức ảnh chụp ở cùng một vị trí như bức ảnh trên nhưng dòng sông băng này đã gần như biến mất khỏi tầm nhìn. Thay vào đó là một thảm thực vật phát triển phong phú, các bờ biển được bao phủ bởi sỏi - được tạo nên từ trầm tích lắng đọng khi băng tan chảy trên mặt đất.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Bức ảnh hồ Chad ở châu Phi này được chụp vào thập niên 1930. Đây từng là hồ lớn thứ sáu trên thế giới, cung cấp nước cho ít nhất 20 triệu người ở Nigeria, Chad, Cameroon, và Niger.
Ngày nay, hồ Chad đã mất khoảng 80% diện tích bề mặt. Đây là hệ quả của sự tác động kết hợp từ hệ thống thủy lợi, xây đập trên các dòng sông và sự nóng lên toàn cầu.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Các đảo San Blas ở Panama là quê hương của người Guna. Những túp lều mái tranh lụp xụp, cuộc sống của người dân mưu sinh, cư trú trên các ngôi nhà nổi đang bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Ngày nay, cộng đồng những người sinh sống ở vùng đảo trên đang chịu cảnh ngập lụt kéo dài mỗi khi mùa mưa đến. Đây là kết quả của việc mực nước biển dâng cao khi Trái đất nóng lên.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Bức hình này ghi lại những rạn san hô tại Dibba. Vào năm 2004, dải san hô nằm trên bờ biển phía Đông của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) rực rỡ sắc màu.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Ngày nay, các rạn san hô đã bị tàn phá bởi loại tảo có hại có tên là thủy triều đỏ. Loại tảo này có khả năng liên kết với nhau làm tăng khí nhà kính, tăng nhiệt độ đại dương và giết nhiều sinh vật biển bằng cách giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Trước đây, thị trấn Whitby Harbor ở miền Bắc nước Anh từng là một thị trấn đông vui, tấp nập với nghề đánh bắt cá, tàu thuyền, người mua bán và khách du lịch.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Nhưng ngày nay, khu cảng này vô cùng yên tĩnh, hoang vu, lưới và thuyền đánh cá bỏ không. Nguyên nhân của sự hoang tàn này là do các loài cá đã di cư ra các vùng khác. Giờ đây, chỉ còn khoảng 200 ngư dân còn bám trụ lại Whitby mà thôi.
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Bức ảnh ghi lại nồng độ CO2 trong khí quyển trên Trái đất vào năm 2003. Khu vực màu đỏ cho thấy nồng độ khí CO2 ở mức 380ppm (đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng, tính theo phần triệu).
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Bức ảnh sau chụp lại vào năm 2007 cho thấy, nồng độ khí quyển trên Trái đất đang tăng lên. Mật độ khu vực màu đỏ gia tăng mạnh mẽ, thể hiện nhiều vùng trên Trái đất đang thải ra nhiều khí CO2 - kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu và đốt rừng. CO2 là khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của khí quyển và do đó dẫn đến sự nóng lên của Trái đất.

Bạn có thể làm gì để giảm lượng khí thải CO2 nhằm giúp Trái đất "chậm" nóng lên, chỉ bằng những việc làm thường ngày?

- Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì sử dụng/để bố mẹ đèo xe máy hay ôtô khi tham gia giao thông.
- Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời.

- Tích cực trồng cây xanh (mỗi bạn có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn).

HN có nhà máy xử lý nước thải làng nghề lớn nhất nước

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường đã dự lễ khánh thành nhà máy xử lý nước thải làng nghề lớn nhất nước vào sáng nay.
Dự án thu gom và xử lý nước thải khu vực làng nghề Cầu Ngà được xây dựng tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Nhà máy xử lý nước thải có công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ xử lý sinh học khép kín, với các dây chuyền thiết bị tự động hóa hoàn toàn được nhập khẩu từ châu Âu (G7). Đây cũng là công trình sử dụng thiết bị pin năng lượng mặt trời để phát điện phục vụ cho hoạt động của nhà máy ở quy mô lớn đầu tiên của Hà Nội.
Đây là dự án xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, khép kín không phát thải mùi thứ cấp, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn Thủ đô QCTĐHN 02:2014/BTNMT. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường lưu vực sộng Nhuệ, sông Đáy và nâng cao chất lượng đời sống của người dân các làng nghề trong khu vực. 
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay: Đây là dự án xã hội hóa có ý nghĩa lớn đối với người dân làng nghề trong công tác bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường sống cho nhân dân, dần làm trong sạ+ch lại các con sông và một phần sông Nhuệ, sông Đáy.
Trên cơ sở kết quả, hiệu quả đầu tư dự án xã hội hóa trong xử lý nước thải làng nghề, UBND TP sẽ xem xét nhân rộng mô hình đầu tư tại các khu vực làng nghề trên toàn địa bàn TP”.
Hiện Hà Nội có trên 1.350 làng nghề. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của TP.
Huyện Hoài Đức nằm trên lưu vực sông Nhuệ là địa bàn tập trung nhiều làng nghề truyền thống phát thải lưu lượng nước thải lớn, bao gồm cả nước thải làng nghề sản xuất và nước thải sinh hoạt có nồng độ chất ô nhiễm cao; đặc biệt là làng nghề tại các xã Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai sản xuất các sản phẩm miến, bún làm từ nguyên liệu sắn, dong, đồng thời tận dụng phế phẩm để chăn nuôi đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người dân trong khu vực.
 
Copyright © 2014 Quan trắc tự động. Designed by OddThemes - Published By Gooyaabi Templates